Skip to content

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LẦN THỨ IV, NHIỆM KỲ 2025 – 2030

  • Tiếng Việt
  • English

Chúc mừng sinh viên UIT có bài báo khoa học được chấp nhận đăng tại Hội nghị Quốc tế RIVF 2024

Bài báo: "A Study on Adversarial Attacks for Benchmarking Deep Learning-based Web Application Firewalls"

Sinh viên thực hiện:

• Nguyễn Ngọc Thanh - KHMT 2022 - Tác giả chính

• Ung Văn Giàu - EIU - Đồng tác giả

Hướng dẫn:

• TS. Phạm Văn Hậu

• ThS. Phan Thế Duy

Tóm tắt:

Tường lửa ứng dụng web (WAF) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các ứng dụng web khỏi các cuộc tấn công độc hại, nhưng hiệu quả của chúng thường bị thách thức bởi sự tinh vi ngày càng tăng của các kỹ thuật tấn công đối kháng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân tích sự bền vững của WAF dựa trên học sâu bằng cách tạo ra các mẫu tấn công đối kháng được thiết kế để tránh bị phát hiện bởi các mô hình nhận diện. Các mẫu đối kháng này được sử dụng để huấn luyện các mô hình học sâu nhằm cải thiện hiệu suất nhận diện. Kết quả của chúng tôi chứng minh rằng việc tích hợp kỹ thuật đào tạo đối kháng tăng cường đáng kể khả năng của mô hình trong việc xác định và giảm thiểu sức mạnh của các mẫu tấn công đối kháng, làm cho WAF bền vững hơn. Thông qua các thử nghiệm toàn diện, chúng tôi đánh giá sự hiệu quả của phương pháp đề ra, cũng như cung cấp thông tin chi tiết về tiềm năng của kỹ thuật tấn công đối kháng như một công cụ quan trọng để đánh giá và gia cố WAF dựa trên học sâu. Công trình này góp phần vào lĩnh vực máy học đối kháng đang phát triển và làm nổi bật tầm quan trọng của các frameworks đánh giá tính bền vững trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng ứng dụng web an toàn.

"Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TP.HCM và Phòng thí nghiệm An toàn thông tin - UIT InSecLab đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp môi trường nghiên cứu thuận lợi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Phạm Văn Hậu, thầy Phan Thế Duy vì những hướng dẫn tận tình, những góp ý quý báu và sự hỗ trợ nhiệt tình mà các thầy đã dành cho nhóm nghiên cứu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài báo này."


Hội nghị RIVF là một hội nghị quốc tế về Công nghệ Truyền thông và Điện toán, là sự kiện khoa học lớn quy tụ các nhà khoa học, nghiên cứu trong lĩnh vực điện toán và truyền thông tại Việt Nam và quốc tế, với chủ đề "Nghiên cứu – Đổi mới và Tầm nhìn cho tương lai" (Research, Innovation and Vision for the future, viết tắt là RIVF). Hội nghị RIVF được liệt kê trong danh sách các hội nghị uy tín theo đề xuất của SCOPUS và ISI Web of Science. Đây là lần tổ chức thứ 18 của hội nghị, diễn ra vào năm 2024, với các chủ đề bao gồm: Xử lý hình ảnh, ngôn ngữ, giọng nói; Truyền thông & Mạng máy tính, An ninh mạng; Hệ thống phân tán, Internet vạn vật, Điện toán đám mây; Trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu, Phân tích dữ liệu lớn, Máy tính thông minh; Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Mô hình tính toán.