Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

Đào tạo Thạc sĩ Hệ thống Thông tin

1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Mục tiêu đào tạo:

Chương trình đào tạo Thạc sĩ Hệ thống thông tin được xây dựng và triển khai để đáp ứng nhu cầu nguồn lực Hệ thống thông tin trình độ cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hệ thống thông tin, có năng lực tổ chức và phát triển các ứng dụng tin học nhằm hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp và quản lý trong các tổ chức kinh tế, xã hội.

Học viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản và chuyên sâu, các phương pháp luận vững chắc, phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống; những kỹ năng phân tích, tổng hợp, lập giải pháp, phát triển tư duy suy luận để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề chung của ngành Hệ thống thông tin.

Học viên sẽ được tiếp cận các thành tựu mới nhất trong lĩnh vực Hệ thống thông tin; có khả năng ứng dụng các thành quả hiện đại của Hệ thống thông tin vào thực tiễn, khả năng nghiên cứu và phát triển ở trình độ cao.

Đào tạo thạc sĩ Hệ thống thông tin có 03 loại chương trình: chương trình đào tạo thạc sĩ nghiên cứu, chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng nghiên cứu và chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng ứng dụng:

˗ Chương trình đào tạo thạc sĩ nghiên cứu: cung cấp cho học viên kiến thức chuyên sâu của ngành Hệ thống thông tin, các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên sâu; các kỹ năng về tư duy phản biện, tư duy sáng tạo và khả năng nghiên cứu độc lập để chủ động khám phá, phát triển các quan điểm, ý tưởng, luận thuyết về các vấn đề khoa học hoặc thực nghiệm khoa học; có khả năng làm công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy hoặc các vị trí khác thuộc các lĩnh vực của ngành Hệ thống thông tin hoặc có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

 ˗ Chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng nghiên cứu: cung cấp cho học viên kiến thức chuyên sâu của ngành Hệ thống thông tin và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu, hình thành ý tưởng khoa học; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học hoặc viện nghiên cứu; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

 ˗ Chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng ứng dụng: giúp cho học viên nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng phân tích thiết kế, triển khai một hệ thống thông tin, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào trong hoạt động chuyên môn. Học viên còn có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu để có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

1.2 Thời gian đào tạo, số tín chỉ yêu cầu:

Loại hình đào tạo: Chính qui

Thời gian đào tạo: 2 năm.

Riêng đối với học viên đã tốt nghiệp đại học ngành Hệ thống thông tin với số tín chỉ ở đại học từ 150 TC trở lên sẽ được rút ngắn thời gian còn từ 1 năm đến 1,5 năm theo theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT· của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 60 tín chỉ, trong đó:

˗ Phần kiến thức chung: 7 tín chỉ

˗ Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành: 28 tín chỉ (nghiên cứu), 35 tín chỉ (định hướng nghiên cứu) hoặc 41 tín chỉ (định hướng ứng dụng)

+ Các học phần bắt buộc: 9 tín chỉ

+ Các học phần tự chọn: 19 tín chỉ (nghiên cứu), 26 tín chỉ (định hướng nghiên cứu) hoặc 32 tín chỉ (định hướng ứng dụng).

˗ Luận văn thạc sĩ:

+ Nghiên cứu: 25 tín chỉ

+ Định hướng nghiên cứu: 18 tín chỉ

+ Định hướng ứng dụng: 12 tín chỉ

1.3 Quan điểm xây dựng chương trình đào tạo

HTTT là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng CNTT trong các hệ thống kinh tế xã hội. Trường ĐHCNTT áp dụng hình thức đào tạo lý thuyết gắn liền với thực tế để tạo nên những chuyên gia về HTTT có thể thích ứng với sự phát triển của kinh tế xã hội. Chương trình được thiết kế và xây dựng dựa trên:

˗ Các khuyến cáo từ các hiệp hội nghề nghiệp:

  • Association for Computing Machinery: “Curriculum Guidelines for Undergraduate Degree Programs in Information Systems“ 2010
  • Communication of The Association for Information Systems: “Model curriculum and guidelines for graduate degree programs in information systems“. 2010

˗ Tham khảo chương trình đào tạo ngành HTTT của các trường Đại học uy tín trong và ngoài nước như:

  • Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM.
  • Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM.
  • Trường ĐH Công nghệ - ĐHQG-HN.
  • Đại học Quốc gia Singapore.
  • The University of Arkansas, Hoa Kỳ.
  • Carnegie Mellon University, Hoa Kỳ.
  • University of California, Los Angeles, Hoa Kỳ.
  • The University of Melbourne, Úc.

Từ đó, chương trình đào tạo thạc sĩ ngành HTTT được thiết kế xây dựng chọn ba chuyên ngành cho người học có thể theo học trong các môn tự chọn là: Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị Hệ thống thông tin và Phân tích kinh doanh.

1.4 Năng lực và vị trí công việc

Thạc sĩ HTTT của cả 03 chương trình có thể làm việc ở những phạm vi và lĩnh vực như sau:

˗ Chuyên viên về phân tích, thiết kế, cài đặt các dự án công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu ứng dụng khác nhau của cơ quan và doanh nghiệp.

˗ Nghiên cứu viên ở các Viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu hoặc giảng dạy công nghệ thông tin tại trường đại học, cao đẳng.

˗ Giám đốc thông tin (CIO), quản trị viên cơ sở dữ liệu (DBA).

˗ Chuyên viên IT về phân tích kinh doanh (Business Analyst)

˗ Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển CNTT, tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin.

˗ Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ nghiên cứu và định hướng nghiên cứu thì học viện có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

1.5 Các môn thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ

Môn thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ: gồm ba môn:

˗ Môn cơ bản: Toán cho máy tính.

˗ Môn cơ sở: Tin học cơ sở.

˗ Môn ngoại ngữ: Môn thi ngoại ngữ là một trong các ngoại ngữ sau: Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật.

Thí sinh phải đăng ký thi môn ngoại ngữ tại điểm thi của Trường. Nếu môn thi ngoại ngữ không được Trường tổ chức thi thì thí sinh có thể đăng ký thi môn ngoại ngữ tại các điểm thi ngoại ngữ trong kỳ tuyển sinh sau đại học do ĐHQG-HCM tổ chức. Trong trường hợp Trường và ĐHQG-HCM không tổ chức thi môn ngoại ngữ mà thí sinh đăng ký, thí sinh phải đáp ứng điều kiện miễn thi ngoại ngữ được quy định trong Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ của Trường Đại học Công nghệ Thông tin.

2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

KHỐI KIẾN THỨC

SỐ TÍN CHỈ

GHI CHÚ

Chương trình nghiên cứu

Chương trình ứng dụng

 

PT1

PT2

 

 

Kiến thức chung

Triết học

3

3

3

 

Tiếng Anh

     

Không tính TC tích lũy

Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

Phương pháp nghiên cứu khoa học nâng cao

2

     

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

2

2

 

Môn bắt buộc

 

7

7

 

Môn tự chọn

 

>=21

>=36

 

Nghiên cứu khoa học (Đề án, Chuyên đề nghiên cứu)

 

>=12

   

Luận văn tốt nghiệp

53

15

12

 

Tổng cộng

>=60

>=60

>=60

 

Ghi chú:

˗ Học viên có thể tích lũy nhiều hơn 60 tín chỉ.

˗ Các môn tự chọn có thể chọn từ các CTĐT thạc sĩ khác của Trường Đại học Công nghệ Thông tin, được tích lũy tối đa 12 tín chỉ.

˗ Môn Tiếng Anh không tính vào Số tín chỉ tích lũy tốt nghiệp.

Khung chương trình và kế hoạch dạy mẫu

Khung chương trình được thiết kế giảng dạy trong thời gian 2 năm. Mỗi năm học bao gồm hai học kỳ chính và học kỳ hè của trường. Kế hoạch dạy mẫu được thể hiện theo từng học kỳ chính trong bảng sau:

TT

Mã môn học

Học kỳ

Tên môn học

Số tín chỉ

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành*

A

 

Kiến thức chung

3 TC

1.

PH2001

I

Triết học (bắt buộc)

3

3

0

2.

MA2001

I

Toán học (tự chọn)

4

4

0

3.

ENG

 

Ngoại ngữ (Tiếng Anh)

 

 

 

B

 

Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

NC – PT1: >=4 TC

NC – PT2: >=30 TC

UD: >=45 TC

I

 

Môn học bắt buộc (theo CT, PT)

NC – PT1: >=4 TC

NC – PT2: >=9 TC

UD: >=9 TC

4.

CS3205

I

Phương pháp nghiên cứu khoa học nâng cao

2

2

0

5.

CS2205

I

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

2

0

6.

IS6002

I

Hệ cơ sở dữ liệu tiên tiến

4

3

1

7.

IS6003

I

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp nâng cao

3

2

1

II

 

Môn học tự chọn

NC – PT2: >=21 TC

UD: >=36 TC

   

Môn tự chọn chung

 

8.

IS6101

II

Hệ kinh doanh điện tử

4

3

1

9.

IS6102

II

Công nghệ thương mại điện tử

4

3

1

10.

IT2030

II

Hệ thống thông tin địa lý nâng cao

3

2

1

11.

IS6104

II

Hệ thống thông tin đa phương tiện

4

3

1

12.

IS6105

II

Công nghệ Blockchain

4

3

1

13.

IS6107

II

Lý thuyết thông tin

4

3

1

14.

IS6108

II

Phân tích dữ liệu lớn và điện toán đám mây

4

3

1

15.

IS6103

II

Xây dựng hệ thống phần mềm di động

4

3

1

16.

IS6109

II

Học sâu và Ứng dụng trong kinh doanh

3

2

1

17.

 

III

Học phần tự chọn từ các CTĐT thạc sĩ khác của Trường Đại học Công nghệ Thông tin, được tích lũy tối đa 12 tín chỉ.

 

 

Môn tự chọn chuyên ngành

 

Chuyên ngành

Quản trị Hệ thống thông tin

18.

IS6201

III

Kỹ năng lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp

4

3

1

19.

CS2208

III

Hệ hỗ trợ quyết định

3

3

0

20.

IS6203

III

Hoạch định và quản trị chiến lược CNTT

4

3

1

Chuyên ngành

Hệ thống thông tin quản lý

21.

IS6301

III

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin nâng cao

4

3

1

22.

IS6302

III

Quản lý hệ thống thông tin

4

3

1

23.

IT2006

III

An toàn bảo mật thông tin

3

2

1

Chuyên ngành

Phân tích dữ liệu

24.

IS6402

III

Quản trị CNTT và quản lý rủi ro

4

3

1

25.

IS6403

III

Thống kê ứng dụng trong kinh doanh

3

2

1

26.

IS6404

III

Phân tích dữ liệu kinh doanh nâng cao

4

3

1

C

 

Nghiên cứu khoa học

NC – PT2: >= 12 TC

27.

IS6501

III

Chuyên đề nghiên cứu về Hệ thống thông tin tiên tiến

4

3

1

28.

IS6502

III

Chuyên đề nghiên cứu về Phân tích dữ liệu

4

3

1

29.

IS6503

III

Chuyên đề nghiên cứu về Quản trị Hệ thống Thông tin

4

3

1

30.

IS6504

III

Đồ án chuyên ngành Hệ thống Thông tin thông minh

4

3

1

31.

IS6505

III

Đồ án chuyên ngành Phân tích dữ liệu

4

3

1

32.

IS6506

III

Đồ án chuyên ngành Quản trị Hệ thống Thông tin tiên tiến

4

3

1

D

 

Luận văn

 

33.

IS6801

IV

Luận văn theo chương trình NC-PT1

53

   

34.

IS6802

IV

Luận văn theo chương trình NC-PT2

15

   

35.

IS6803

IV

Luận văn theo chương trình UD-PT1

12

   
   

Tổng cộng

³60 TC

(*): Thực hành có thể là bài tập, thực tập, tiểu luận, seminar, …