Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

Đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật Máy tính

1.Thông tin chung về chương trình đào tạo

Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Kỹ thuật máy tính

+ Tiếng Anh: Computer Engineering

Mã ngành đào tạo: 8 48 01 06

Hình thức đào tạo: Chính quy

Chương trình đào tạo: Chương trình nghiên cứu và Chương trình ứng dụng

Tổng số tín chỉ yêu cầu: 60 tín chỉ

Thời gian đào tạo: 02 năm

Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Thạc sĩ Kỹ thuật máy tính

+ Tiếng Anh: Master of Computer Engineering

Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh, quy mô đào tạo: 50 học viên/năm (trong 5 năm)

Địa điểm học: Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM, KP. 6, P. Linh Trung, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

2. Mục tiêu của CTĐT

Đào tạo thạc sĩ khoa học có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có phương pháp tư duy tổng hợp và hệ thống, khả năng tiếp cận, tổ chức và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật máy tính; đồng thời có khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và hội nhập được trong môi trường quốc tế, có kiến thức để tiếp tục học ở bậc đào tạo tiến sĩ.

Để đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực có khả năng chuyên môn cao trong lĩnh vực Kỹ thuật máy tính và CNTT-TT, mục tiêu của chương trình đào tạo cao học ngành Kỹ thuật máy tính là đào tạo các thạc sĩ có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức tổng quan và phương pháp nghiên cứu về Kỹ thuật máy tính; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng phát hiện và nghiên cứu giải quyết các vấn đề thực tiễn mang tính phổ biến hoặc chuyên sâu; có khả năng truyền thụ kiến thức về lĩnh vực Kỹ thuật máy tính.

Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra tương đương Bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam (Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016).

3. Cơ hội làm việc sau tốt nghiệp

Các học viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí chuyên trách về an toàn thông tin như:

- Chuyên gia tích hợp hệ thống máy tính, ứng dụng và phát triển công nghệ IoT và AioT, giảng viên và nghiên cứu viên về kỹ thuật máy tính.

- Giám đốc thiết kế hệ thống máy tính, trưởng phòng thiết kế hệ thống máy tính.

- Giám đốc thiết kế trong lĩnh vực vi mach bán dẫn, trưởng phòng thiết kế trong lĩnh vực vi mach bán dẫn.

- Nghiên cứu viên ở các Viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu hoặc giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng.

- Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ nghiên cứu và định hướng nghiên cứu thì học viên có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

4. Yêu cầu đầu vào

a) Đối tượng tuyển sinh: ứng viên đáp ứng đủ các điều kiện sau

- Tốt nghiệp đại học (hoặc tương đương) các ngành phù hợp;

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;

- Ứng viên theo chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu phải tốt nghiệp đại học hạng khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học;

- Các điều kiện khác (nếu có) theo đề án tuyển sinh của nhà trường.

Danh mục các ngành phù hợp

STT

Mã ngành

Ngành đào tạo bậc Đại học

1

7480101

Khoa học máy tính

2

7480102

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

3

7480103

Kỹ thuật phần mềm

4

7480104

Hệ thống thông tin

5

7480106

Kỹ thuật máy tính

6

7480107

Trí tuệ nhân tạo

7

7480108

Công nghệ kỹ thuật máy tính

8

7480201

Công nghệ thông tin

9

7480202

An toàn thông tin

10

7140210

Sư phạm Tin học

11

7460108

Khoa học dữ liệu

12

7460117

Toán tin

13

7510203

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

14

7510301

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

15

7510302

Công nghệ kỹ thuật điện tử-viễn thông

16

7510303

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

17

7520114

Kỹ thuật cơ điện tử

18

7520207

Kỹ thuật điện tử-viễn thông

19

7520216

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

 

b) Học bổ sung kiến thức:

- Sinh viên tốt nghiệp các ngành của Trường ĐH Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM, không thuộc đối tượng phải học bổ sung kiến thức.

- Người dự tuyển tốt nghiệp bậc đại học có ngành đào tạo nằm ngoài danh mục các ngành phù hợp cần phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi.

- Danh sách các môn học bổ sung kiến thức được liệt kê bên dưới. Tùy điều kiện từng học kỳ, các môn học này có thể được triển khai 01 tín chỉ dưới hình thức lớp thực hành, đồ án môn học, bài tập lớn hay lớp thí nghiệm. Người dự tuyển có thể tham gia học bổ sung các môn học này chung với sinh viên đại học theo chương trình ngành Kỹ thuật máy tính hoặc ngành Thiết kế vi mạch trình độ đại học.

- Người học phải dự học đầy đủ các buổi học bổ sung kiến thức, dự thi kết thúc môn học. Khi hoàn thành môn học với điểm thi đạt từ 5 điểm trở lên, người học được cấp bảng điểm để bổ sung hồ sơ dự tuyển.

Các môn học bổ túc đối với người dự tuyển không thuộc ngành phù hợp

STT

Môn học bổ túc kiến thức

Số tín chỉ

Tổng số

Lý thuyết

TH/ĐA/ BTL/TN[1]

1

Kiến trúc máy tính

4

3

1

2

Lập trình hướng đối tượng

4

3

1

3

Hệ điều hành

4

3

1

4

Vi xử lý/Vi điều khiển

4

3

1

5

Thiết kế luận lý số

4

3

1

6

Thiết kế VLSI (VLSI Design)

4

3

1

5.Chuẩn đầu ra

Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo sau đại học thạc sĩ ngành Kỹ thuật máy tính phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn đầu ra (ký hiệu LO – Learning Outcomes) như sau:

LO1. Có khả năng vận dụng các kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề phức tạp, chuyên sâu trong lĩnh vực Kỹ thuật máy tính.

LO2.Có khả năng vận dụng các kiến thức về thiết kế để đưa ra giải pháp hiệu quả cho các vấn đề thực tế của xã hội.

LO3. Có khả năng giao tiếp hiệu quả trong các ngữ cảnh chuyên ngành và liên ngành nhất định.

LO4. Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; Có ý thức học tập suốt đời, làm việc khoa học, liêm chính.

LO5. Có khả năng tham gia, tổ chức và lãnh đạo các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phát triển và quản lý công nghệ một cách chủ động, sáng tạo tại các doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu.

6. Danh sách đội ngũ giảng viên

STT

Họ và tên

Chuyên ngành

Môn học dự kiến giảng dạy

 

Tiếng Việt

 

1

TS. Nguyễn Minh Sơn

Kỹ thuật diện

- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo cho KTMT

- Kỹ thuật hệ thống máy tính nâng cao

- Thiết kế ASIC nâng cao

2

TS. Đoàn Duy

Khoa học thông tin

- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo cho KTMT

- Công nghệ IoT tiên tiến

- Công nghệ Hệ thống nhúng tiên tiến

3

TS. Lâm Đức Khải

Kỹ thuật Điện tử-Vi điện tử

- Thiết kế VLSI nâng cao

- Thiết kế ASIC nâng cao

4

PGS. TS. Vũ Đức Lung

Công nghệ thông tin

- Thiết kế VLSI nâng cao

5

TS. Trịnh Lê Huy

Điện tử

- Công nghệ đóng gói vi mạch hiện đại

- Thiết kế vi mạch hỗn hợp nâng cao

6

TS. Phạm Quốc Hùng

Cơ khí-Công nghệ bán dẫn

- Công nghệ điện toán đám mây và điện toán biên

- Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tổng quát

7

TS. Nguyễn Hoài Nhân

Kỹ thuật Điện-Điện tử

- Thiết kế vi mạch hỗn hợp nâng cao

8

TS. Đỗ Trí Nhựt

Kỹ thuật điện

- Công nghệ Hệ thống nhúng tiên tiến

9

TS. Trần Thị Điểm

Kiến trúc máy tính

- Thiết kế VLSI nâng cao

- Thiết kế ASIC nâng cao

- Công nghệ thiết kế SoC hướng AioT

10

TS. Trần Quang Nguyên

Vật lý chất rắn

- Quy trình chế tạo vi mạch bán dẫn

11

TS. Dương Ngọc Hảo

Toán-Cơ

- Toán học cho Kỹ thuật Máy tính

12

TS. Trần Xuân Phước

Điện tử

- Thiết kế VLSI nâng cao

7. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu

7.1. Phòng học

STT

Loại phòng

Số lượng

Diện tích sàn xây dựng (m2)

1.

Hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu

161

25.104

1.1.

Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ

02

800

1.2.

Phòng học từ 100 – 200 chỗ

20

5.200

1.3.

Phòng học từ 50 – 100 chỗ

64

13.200

1.4.

Phòng học dưới 50 chỗ

47

4.428

1.5.

Phòng học đa phương tiện

01

135

1.6.

Phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu

28

1.640

2.

Thư viện, trung tâm học liệu

01

1.266

3.

Trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập

29

7.958

7.2. Phòng thí nghiệm và trang thiết bị

STT

Tên

Danh mục trang thiết bị chính

1

Phòng thực hành: 15 phòng

Bàn + ghế thực hành sinh viên, Bàn + ghế giảng viên, máy chủ, máy tính thực hành, hệ thống âm thanh: Micro không dây + loa, máy chiếu, màn chiếu, bảng viết mica, trang thiết bị máy lạnh toàn bộ các phòng máy

2

Phòng thí nghiệm mạch điện tử

Bàn ghế sinh viên, bàn ghế giảng viên, bàn ghế phòng họp, máy chiếu, màn chiếu, máy in, điện thoại, máy laptop, máy tính bộ máy tính bảng, máy nước nóng lạnh, các thiết bị phục vụ nghiên cứu.

Cụ thể:

Telosb mote platform

ZigBee Home Automation Gateway (SL: 02)

Raspberry Pi, 32GB, HDMI-VGA, Case, Camera Module NOIR, 32GB Micro SD card (SL: 10)

Máy tạo xung 24Mhz, 2019, Trung Quốc (SL: 1)

VOM, 2014, Trung Quốc (SL: 15)

KIT DE2, Cyclone II EP2C35F672C6N, 2007, Mỹ (SL: 13)

Tektronix Oscilloscope 100MHz, 1Gs/s 1 channel, 2012, Mỹ (SL: 2)

Tektronix Oscilloscope 200MHz, 2Gs/s 2 channel, 2014, Mỹ (SL:3)

Tektronix Oscilloscope 100MHz, 2Gs/s 4 channel, 2016, Mỹ (SL: 2)

3

Phòng thí nghiệm SoC

Bàn ghế sinh viên, bàn ghế giảng viên, bàn ghế phòng họp, máy chiếu, màn chiếu, máy in, điện thoại, máy laptop, máy tính bộ máy tính bảng, máy nước nóng lạnh, các thiết bị phục vụ nghiên cứu

Cụ thể:

Cellular LORA, S923GWKLK2500A, 2016, Pháp (SL: 3)

KIT DE2, Cyclone II EP2C35F672C6N, 2007, Mỹ (SL: 10)

KIT ICDREC DEC-51, 2015, Vietnam (SL: 10)

CC2530 Development Kit (SL: 02)

CC2533 RF4CE Development Kit (SL: 02)

CC2538 6LoWPAN Development Kit (SL:02)

KIT STM32F429 DIS 80, 2017, Đài Loan (SL:20)

KIT Zybo, ARM Cortex A9, 2016, Mỹ (SL: 2)

Tektronix Oscilloscope 100MHz, 1Gs/s 1 channel, 2012, Mỹ (SL: 1)

Tektronix Oscilloscope 200MHz, 2Gs/s 2 channel, 2014, Mỹ (SL:2)

Tektronix Oscilloscope 100MHz, 2Gs/s 4 channel, 2016, Mỹ (SL: 1)

Tektronix Oscilloscope 500MHz, 5Gs/s 2 channel, 2016, Mỹ (SL: 1)

Tektronix Logic Analyzer 64 channel – 34channels connector, 2016, Mỹ (SL: 1)

Máy đo tín hiệu Keysight Mixed Signal Oscilloscope (MSOX60004A) (SL: 01)

Keysight 16862A 68-Channel Portable Logic Analyzer (SL: 01)

Keysight U4203A Logic Analyzer Probes (SL: 03)

Các máy đo công suất và tuổi thọ PIN trong các thiết bị IoT – Keysight (SL: 01)

Các máy kiểm tra tín hiệu OTA cho IoT – Keysight (SL: 01)

Máy phân tích tín hiệu phục vụ kiểm tra chất lượng các chuẩn truyền thông trong IoT – Keysight (SL: 01)

Máy đo dòng siêu nhỏ phục vụ nghiên cứu thiết bị công suất thấp trong IoT -Keysight (SL: 01)

KIT Video Dev system: Cyclone V 5CSEMA5F31C6, 2017, Mỹ (SL: 2)

Xilinx Virtex-7 FPGA VC 707, 2018, Mỹ (SL: 6)

Zynq-7000 all programmable SoC/Analog devices software defined radio KIT, 2018, Mỹ (SL: 2)

Zynq – 7000 AP SoC/AD9361 software defined radio systems dev KIT, 2018, Mỹ (SL: 2)

Bộ KIT KRIA KV260 VISION AI STARTER và BASIC ACCESSORY PACK: Cung cấp giải pháp AI tốc độ cao cho việc nghiên cứu thử nghiệm điều khiển xe tự hành (SL: 20)

Planet Spark PS7: Cung cấp giải pháp AI tốc độ cao TRÊN FPGA cho việc nghiên cứu thử nghiệm AI for SoC hay IC Design (SL: 05)

Corazon - AI Gen2: Cung cấp giải pháp AI tốc độ cao TRÊN FPGA cho việc nghiên cứu thử nghiệm AI for SoC hay IC Design (SL: 06)

4

Phòng thí nghiệm DSP ASIC

Bàn ghế sinh viên, bàn ghế giảng viên, bàn ghế phòng họp, máy chiếu, màn chiếu, máy in, điện thoại, máy laptop, máy tính bộ máy tính bảng, máy nước nóng lạnh, các thiết bị phục vụ nghiên cứu. Bộ công cụ thiết kế vi mạch công nghiệp của Cadence và Synopsys cho thiết kế vi mạch số, thiết kế vi mạch tương tự, thiết kế vi mạch hỗn hợp và mô phỏng kiểm tra thiết kế.

Số lượng trang thiết bị cụ thể như sau:

- Server: 02

- Máy tính: 30

- Bản quyền phần mềm Cadence: 15 license

- Bản quyền phần mềm Synopsys: 15 license

- Bản quyền công cụ khác: 16 license

5

Phòng thí nghiệm hệ thống nhúng và Robotics

Bàn ghế sinh viên, bàn ghế giảng viên, bàn ghế phòng họp, máy chiếu, màn chiếu, máy in, điện thoại, máy laptop, máy tính bộ máy tính bảng, máy nước nóng lạnh, các thiết bị phục vụ nghiên cứu

6

Phòng thí nghiệm IoTs

Máy tính, máy chủ, các thiết bị liên quan đến lưu trữ dữ liệu và thí nghiệm cho sinh viên, giảng viên: Hạ tầng thiết bị đầu cuối, thiết bị lưu trữ phục vụ phát triển ứng dụng và phần mềm mạng không dây thế hệ mới, Hạ tầng mạng không dây thế hệ mới (3G/4G/5G), SDN/NFV/CDN, software defined radios, femtocells, và thiết bị đo, phân tích, Hạ tầng mạng nội bộ tốc độ cao, Chế tạo thiết bị IoTs/Industry4.0, giải pháp cứng hóa phần mềm để tăng tốc độ xử lý, Nghiên cứu phát triển ứng dụng IoTs/Industry 4.0 và giải pháp IoTs/Industry 4.0 thông minh, Nghiên cứu phát triển OEM ứng dụng và giải pháp mạng không dây, IoTs/Industry 4.0, dựa trên thiết bị OEM…

Và các thiết bị chuyên biệt phục vụ nghiên cứu, học tập, thực hành linh vực IoT.

7

Các phòng thí nghiệm khác (phục vụ cho sinh viên cần không gian riêng để nghiên cứu): 3 phòng

Bàn, ghế sinh viên, bàn ghế giảng viên, bàn, ghế họp, bảng, máy chiếu

 

8. Kế hoạch giảng dạy và học tập

STT

Mã MH

Học kỳ

Tên môn học

Loại môn học

Khối lượng (tín chỉ)

Tổng số

Lý thuyết

TH/ĐA/BTL/TN[2]

I. Khối kiến thức chung

1

PH2001

1

Triết học

Bắt buộc

3

3

0

II. Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

2

CS2205

1

Phương pháp NCKH

Bắt buộc

2

2

0

3

CS3205

1

Phương pháp NCKH nâng cao

Bắt buộc

2

2

0

4

CE2001

1

Toán học cho Kỹ thuật máy tính

Bắt buộc

3

3

0

5

CE2002

1

Kỹ năng quản lý và lãnh đạo cho KTMT

Bắt buộc

3

3

0

6

CE2100

1

Kỹ thuật hệ thống máy tính nâng cao

Bắt buộc

3

3

0

7

CE2101

2

Thiết kế VLSI nâng cao

Bắt buộc

4

3

1

8

CE2102

2

Thiết kế ASIC nâng cao

Bắt buộc

4

3

1

9

CE2103

2

Công nghệ Hệ thống nhúng tiên tiến

Bắt buộc

4

3

1

10

CE2104

2

Công nghệ IoT tiên tiến

Bắt buộc

4

3

1

11

CE2300

3,4

Chuyên đề nghiên cứu khoa học

Tự chọn

4

0

4

12

CE2200

3,4

Đề án nghiên cứu định hướng HTN&IoT

Tự chọn

[3]

3/0

1/4

13

CE2201

3,4

Đề án nghiên cứu định hướng TKVM

Tự chọn

[4]

3/0

1/4

14

CE2202

3,4

Quy trình chế tạo vi mạch bán dẫn

Tự chọn

4

3

1

15

CE2203

3,4

Công nghệ đóng gói vi mạch hiện đại

Tự chọn

4

3

1

16

CE2204

3,4

Công nghệ thiết kế SoC hướng AioT

Tự chọn

4

3

1

17

CE2205

3,4

Thiết kế vi mạch hỗn hợp nâng cao

Tự chọn

4

3

1

18

CE2206

3,4

Công nghệ điện toán đám mây và điện toán biên

Tự chọn

4

3

1

19

CE2207

3,4

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tổng quát

Tự chọn

4

3

1

20

CE2208

3,4

Lập trình hệ thống song song với GPU

Tự chọn

4

3

1

III. Khối kiến thức tốt nghiệp

21

CE2301

4

Luận văn tốt nghiệp định hướng nghiên cứu (Phương thức 1)

Bắt buộc

53

0

53

22

CE2302

4

Luận văn tốt nghiệp định hướng nghiên cứu (Phương thức 2)

Bắt buộc

15

0

15

23

CE2303

4

Luận văn tốt nghiệp định hướng ứng dụng

Bắt buộc

12

0

12

 


[1] Thực hành/Đồ án môn học/Bài tập lớn/Thí nghiệm

[2] Thực hành/Đồ án môn học/Bài tập lớn/Thí nghiệm

[3] Tín chỉ này cho phép học viên đăng ký các môn học chuyên đề nghiên cứu xét tương đương và các môn học tự chọn chuyên ngành

[4] Tín chỉ này cho phép học viên đăng ký các môn học chuyên đề nghiên cứu xét tương đương và các môn học tự chọn chuyên ngành