Có nhiều bạn sinh viên thắc mắc “Khi nhìn vào danh mục tài liệu tham khảo thì làm sao để nhận ra đó là tài liệu gì để dễ tìm kiếm không?”, Thư viện trường Đại học Công nghệ Thông tin xin chia sẻ một số dấu hiệu cho các bạn chưa từng tham gia training Kỹ năng thông tin – Information Literacy có thể nhận biết:
Đối với những tài liệu Tiếng Việt chúng ta dễ nhận dạng hơn, còn tài liệu Tiếng Anh hơi khó khăn một chút xíu khi chúng ta không thường xuyên làm công việc lập danh mục tài liệu tham khảo.
- Website (Web page): tất nhiên dễ nhận ra nhất là loại hình này phải có đường link của trang Web được trích dẫn và thời gian truy cập.
- Sách in (Book): Nhà xuất bản, nơi xuất bản,…
- Sách điện tử (E-book): Số ISBN, DOI,…kèm NXB, nơi xuất bản,…
- Tạp chí khoa học (Journal article): in ấn sẽ có tên tạp chí, số, tập, …, nếu là tạp chí điện tử sẽ kèm thêm số DOI, hoặc đường link bài báo,…
- Bài trên trang báo uy tín (Newspaper article): tên trang báo, tên bài báo… Ví dụ: New York Times, Báo Tuổi trẻ,…
- Luận án, luận văn, khóa luận (Thesis): tên đề tài, tác giả, trường đại học nơi tác giả báo cáo tài liệu,…
- Video (Video recording): đường link video, thời gian video,…
- Bài báo tại hội nghị, hội thảo (Conference Paper): tên của hội nghị hội thảo đó,…
Và còn rất nhiều dạng tài liệu khác như: mp3, film, map, note, patent, presentation, podcast,…(thường những tài liệu dạng này ít được trích dẫn).
Xem toàn bộ bài viết tại: https://bom.to/vST0cCyyhyMSh2
Mọi thông tin chi tiết xem tại: https://www.facebook.com/lib.uit.vn
Hạ Băng - Cộng tác viên Truyền thông trường Đại học Công nghệ Thông tin