Ngày nay, phần lớn các công ti đều tuỳ thuộc vào công nghệ thông tin (CNTT) để vận hành doanh nghiệp của họ. Điều quan trọng là hệ thông tin của họ làm việc hiệu quả và tin cậy. Người quản lí hệ thông tin (ISM) đóng vai trò then chốt trong thực hiện và quản trị công nghệ bên trong công ti vì họ lập kế hoạch, điều phối, tổ chức và quản lí mọi hoạt động liên quan tới CNTT. Trong thảo luận với những người quản lí khác, họ xác định mục đích của đơn vị doanh nghiệp bên trong công ti, rồi thực hiện công nghệ nào đó để giúp họ đáp ứng các mục đích đó. Chẳng hạn, vào thời xưa, tài liệu đi từ văn phòng nọ sang văn phòng kia qua hệ thống chuyển thư trong nhà với người đưa thư mang tài liệu tới những người thích hợp. Người quản lí hệ thông tin giúp cài đặt hệ thống mạng để cho mọi người có thể gửi tài liệu qua email, điều nhanh hơn, tốt hơn và hiệu quả hơn. Về căn bản, ISM giám sát mọi khía cạnh kĩ thuật của công ti, như phát triển phần mềm, an ninh mạng, và vận hành Internet để làm cho doanh nghiệp vận hành hiệu quả và hiệu lực hơn.
Mức cao nhất của ISM là Giám đốc thông tin (CIO) người làm chiến lược, quản lí, lập kế hoạch và chỉ đạo mọi công việc CNTT. CIO làm việc chặt chẽ với Giám đốc điều hành (CEO) và Giám đốc tài chính (CFO) để quản lí vận hành công ti. Có vài tầng quản lí bên dưới CIO, tuỳ theo kích cỡ của công ti. Với công ti lớn hay hệ thống chính phủ, có vai trò có tên là Giám đốc công nghệ (CTO), người chịu trách nhiệm đánh giá các công nghệ mới và phát kiến để xác định những công nghệ nào có thể giúp cho công ti như thế nào. CTO xây dựng các chuẩn kĩ thuật của công ti, triển khai công nghệ mới, và giám sát công nhân CNTT người giải quyết với các vấn đề công nghệ thông tin. Khi một công cụ mới hay công nghệ mới được nhận diện, CTO xác định kế hoạch thực hiện, bao gồm cả phân tích chi phí-ích lợi và thu hồi theo đầu tư, và trình bày kế hoạch này cho Giám đốc thông tin (CIO).
Dưới CIO và CTO là các Giám đốc hệ thông tin. Việc của giám đốc là đảm bảo tính sẵn có, tính liên tục và an ninh của dữ liệu cũng như quản lí các dịch vụ công nghệ thông tin cho từng đơn vị doanh nghiệp bên trong công ti. Họ quản lí đa dạng các khu vực kĩ thuật, phát triển và giám sát hiệu năng hệ thống và thực hiện các dự án CNTT mới. Từng giám đốc lại quản lí vài người quản lí hệ thống thông tin. Những người quản lí này làm việc với công nhân CNTT, như người lập trình, người kiểm thử, người phân tích hệ thống và các chuyên viên hỗ trợ (đảm bảo chất lượng phần mềm, quản lí cấu hình, quản trị cơ sở dữ liệu v.v.)
Người quản lí hệ thông tin lập kế hoạch và điều phối các hoạt động như cài đặt và nâng cấp phần cứng và phần mềm, thay đổi thiết kế hệ thống, thực hiện mạng máy tính, và phát triển các trạm Internet và intranet. Họ cũng quản lí bảo dưỡng, bảo trì, và an ninh của mạng. Họ phân tích nhu cầu máy tính và thông tin của công ti từ cảnh quan vận hành và chiến lược và xác định các yêu cầu nhân sự và trang thiết bị dài hạn. Họ phân công và kiểm điểm công việc của công nhân CNTT và giữ hiện hành công nghệ mới nhất để đảm bảo rằng công ti vẫn còn tính cạnh tranh. Từng người quản lí hệ thông tin quản lí vài người quản lí dự án CNTT.
Người quản lí dự án CNTT phát triển các yêu cầu, ngân sách và lịch biểu cho dự án CNTT của họ. Họ điều phối các dự án như vậy từ phát triển tới thực hiện, làm việc với các công nhân CNTT, cũng như khách hàng, nhà cung cấp, và nhà tư vấn. Những người quản lí này đang tham gia ngày càng tăng vào các dự án nâng cấp an ninh thông tin của tổ chức. Những người quản lí hệ thông tin đóng vai trò mấu chốt trong mọi khu vực nơi CNTT được sử dụng kể cả nắm bắt, số thức hoá, biểu diễn, tổ chức, biến đổi, và trình bày thông tin; các thuật toán để truy nhập hiệu quả và hiệu lực và cập nhật thông tin được lưu giữ, mô hình hoá và trừu tượng dữ liệu, và kĩ thuật lưu giữ tệp. Nó cũng bao gồm an ninh thông tin, tính riêng tư, tính toàn vẹn, và bảo vệ trong môi trường chia sẻ.
Để làm việc như người quản lí hệ thông tin, sinh viên phải học ít nhất một bằng cử nhân từ đại học được công nhận trong chương trình Quản lí hệ thông tin (ISM); có khả năng chứng minh có kĩ năng trong một số phương pháp quản lí để giải quyết các vấn đề đặc biệt, và có khả năng lựa chọn và thực hiện các giải pháp thích hợp. Trong quá khứ, một số sinh viên quản trị kinh doanh đã được thuê để làm việc như người quản lí hệ thông tin trong các công ti vì họ có kĩ năng quản lí. Tuy nhiên, khảo cứu công nghiệp để lộ rằng hầu hết trong số họ đều thất bại vì thiếu tri thức kĩ thuật. Có khác biệt giữa kĩ năng quản lí doanh nghiệp và kĩ năng quản lí thông tin. Ngày nay, gần như mọi công ti đều yêu cầu những người xin việc có bằng ISM để được xem xét.
ISM là khu vực đang tiến hoá với nhiều chuyên môn. Sinh viên có thể tập trung vào quản lí hệ thống mạng như intranet và Internet; cơ sở dữ liệu, khai phá dữ liệu, và nhà kho dữ liệu; công nghệ và phát triển Web; tích hợp dữ liệu và thông tin; quản lí dịch vụ; tính toán mây và ảo hoá văn phòng; thông minh và dự báo doanh nghiệp; và an ninh hệ thống tính toán v.v.
Các ứng dụng công nghệ mới sẽ tiếp tục dẫn lái nhu cầu cho công nhân CNTT cũng như nhu cầu về nhiều người quản lí. Để vẫn còn cạnh tranh, mọi công ti sẽ tiếp tục cài đặt các mạng máy tính phức tạp và thiết lập nhiều intranet và website phức tạp. Họ sẽ cần thích ứng với phần mềm và hệ thống hiệu quả nhất và giải quyết các vấn đề khi chúng xuất hiện. Người quản lí hệ thông tin sẽ cần giám sát các chức năng này. Bởi vì nhiều doanh nghiệp thế đang được thực hiện qua mạng máy tính, an ninh sẽ tiếp tục là vấn đề quan trọng, và sẽ dẫn tới nhu cầu cao về những người quản lí có kĩ năng trong an ninh tính toán. Các công ti sẽ tăng dần việc thuê nhiều chuyên gia an ninh để lấp vào vai trò then chốt trong nhóm CNTT của họ vì sự toàn vẹn của môi trường tính toán của họ là mấu chốt. Về căn bản, tăng trưởng của những người quản lí hệ thông tin có liên quan chặt chẽ tới tăng trưởng của công nhân CNTT như các kĩ sư phần mềm, người lập trình, người kiểm thử, chuyên viên mạng và công nhân an ninh v.v.
Có nhu cầu cao về ISM trong các khu vực như quản trị cơ sở dữ liệu, tính toán mây, quản lí dịch vụ, quản trị mạng, phát triển web, quản lí Web và tối ưu động cơ tìm (SEO). Nhiều công ti đang chuyển sang kinh doanh trực tuyến (e-business) hay dùng intranet để phổ biến thông tin nội bộ, và họ cần khẩn thiết người tốt nghiệp ISM. Ngày nay người mới tốt nghiệp ISM ở Mĩ có thể làm được từ $87,000 tới $98,000 một năm. Tuy nhiên, họ có thể kiếm được nhiều hơn qua kinh nghiệm bởi vì việc làm của họ được trả tương ứng với mức quản lí thay vì mức kĩ thuật. Một giám đốc ISM làm $180,000 tới $250,000 và CIO thường làm $450,000 tới $ 650,000 một năm có thưởng. Trong mọi công ti rất lớn, lương CIO có thể trên một triệu đô la một năm.
John Vũ
T3, 01/05/2012 - 06:58