Học ngành gì, làm gì sau khi tốt nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay là câu hỏi lớn cho các bạn học sinh khi vào mùa tuyển sinh. Một mô hình hợp tác 2 trong 1 giữa trường học với tập đoàn lớn đang trở thành xu thế.
Đặc biệt, khi tập đoàn lớn đặt phòng chuyển giao công nghệ ngay trong khuôn viên trường, sinh viên có thể học hỏi ngay và trực tiếp từ các chuyên gia đầu ngành. Khả năng sáng tạo của sinh viên được khuyến khích không ngừng khi học tập và làm việc cùng một địa điểm, xóa nhòa khoảng cách và thời gian di chuyển.
Theo TS. Nguyễn Tuấn Nam - Trưởng phòng Quan hệ Đối ngoại Trường Đại học Công nghệ Thông tin (ĐH CNTT) - ĐH Quốc gia TPHCM: “Phòng Nghiên cứu - Phát triển ROSEN đặt tại khuôn viên tvới cơ sở vật chất chuẩn châu Âu cùng trang thiết bị, máy móc hiện đại và các phương tiện giải trí như sân golf mini, thiết bị AR, sensor,… giúp giảm căng thẳng khi làm việc, là nơi đáng mơ ước cho tất cả sinh viên Trường ĐH CNTT. Sinh viên ứng dụng ngay lý thuyết vừa học trên giảng đường vào công việc thực tế tại phòng nghiên cứu.”
Đại diện của Trường ĐH CNTT và Tập đoàn ROSEN cắt băng khánh thành Phòng Nghiên cứu - Phát triển ROSEN tháng 11/2017.
Hiện nay, ngành CNTT là ngành cực “hot” với rất nhiều cơ sở đào tạo, đa dạng trình độ, khiến thí sinh và phụ huynh hoang mang, bối rối khi đứng trước nhiều lựa chọn. Đâu là khác biệt giữa các trường đại học có đào tạo ngành CNTT? Câu trả lời chính xác nhất nằm ở những kiểm định trong nước và quốc tế “minh chứng” cho chất lượng đào tạo. Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Mạng máy tính và Truyền thông Trường ĐH CNTT: “Việc các chương trình được đánh giá theo những tiêu chuẩn, kiểm định trong nước, quốc tế giúp sinh viên tiếp cận với chương trình đào tạo chất lượng, đảm bảo sinh viên ra trường có ngay việc làm thu nhập cao. Trong đó, hai chương trình Kỹ sư ngành Hệ thống thông tin của Khoa Hệ thống thông tin và chương trình Truyền thông và Mạng máy tính (có tên mới là Mạng máy tính và Truyền thông Dữ liệu) của khoa Mạng máy tính và Truyền thông đạt chứng nhận AUN-QA giúp sinh viên an tâm khi theo học.”
Bà Nantana Gajaseni, PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa trao chứng nhận đạt chuẩn AUN-QA cấp chương trình cho TS Dương Minh Đức - Phó trưởng khoa Khoa Hệ thống Thông tin.
Với đa dạng lựa chọn trong lĩnh vực CNTT, ngành Thương mại điện tử hiện đang phát triển mạnh trong khối IT. Theo Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, ngành Thương mại điện tử Việt Nam có mức tăng trưởng 25% trong năm 2017 và dự kiến ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. TS. Nguyễn Lưu Thùy Ngân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH CNTT chia sẻ: “Trường ĐH CNTT được Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ đào tạo ngành Thương mại điện tử với mã ngành 7340122 và bắt đầu tuyển sinh từ năm nay. Trong quá trình học, sinh viên được tiếp cận với các chương trình đào tạo chuyên sâu từ các trường ĐH hàng đầu như: chương trình liên kết với ĐH Oklahoma (Hoa Kì), ĐH Kinh tế - Luật,… với giáo trình cập nhật, bám sát thực tế từ doanh nghiệp, nghiên cứu bởi các giảng viên đầu ngành xuất thân từ các trường đại học danh giá như UCLA (Hoa Kỳ), La Trobe University (Úc), Johannes Kepler Universität – JKU (Áo), University of Nice - Sophia Antipolis (Pháp). Ngoài ra, còn có chương trình IT định hướng Nhật Bản, cùng nhiều cơ hội giao lưu với các trường Đại học Nhật. Sinh viên được lĩnh hội kiến thức từ các giảng viên người Nhật, trải nghiệm văn hóa Nhật trên đất Nhật.”
PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa trao quyết định đào tạo thí điểm ngành Thương mại điện tử cho TS Nguyễn Hoàng Tú Anh - Hiệu trưởng Trường ĐH CNTT.
Thêm một mùa tuyển sinh sắp đến, hãy là thí sinh “thông thái” khi lựa chọn giải pháp tốt nhất trên hành trình chinh phục thử thách và thành công.
Trường ĐH Công nghệ Thông tin tuyển sinh 7 ngành với các hệ đào tạo:
Chương trình Tiên tiến, Tài năng, Chất lượng cao, Đại trà.
Thông tin chi tiết truy cập: http://tuyensinh.uit.edu.vn
Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TPHCM
Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM
ĐT: 0967.247.555
Email: tvts@uit.edu.vn
Nguồn: dantri.com.vn