Skip to content
  • Tiếng Việt
  • English

[Xuân tình nguyện 2023 | Đội hình Xuân Công nghệ] Mở mang trí tuệ #2

Xin chào các bạn, series “Xuân Công nghệ - Mở mang trí tuệ” đã trở lại rồi đây. Mùa Xuân này, hãy cùng tụi mình tiếp tục khám phá thêm nhiều kiến thức về công nghệ nhé.

Thế giới chúng ta đã trải qua được 4 cuộc cách mạng công nghiệp, thế nhưng, là một sinh viên ở thời đại “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, các bạn đã hiểu rõ về từng thời kỳ của từng cuộc cách mạng chưa ? Hãy cùng theo chân tụi mình để tìm hiểu nhé.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Cuộc cách mạng này gắn liền với sự phát triển của những cường quốc hùng mạnh như nước Đức, Hoa Kỳ giúp thúc đẩy cuộc cách mạng mở rộng và đạt tới đỉnh cao.

Đặc trưng tiêu biểu của cách mạng công nghiệp lần thứ 2 là việc sử dụng năng lượng điện và động cơ điện, để tạo ra những dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hóa cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 này đã tạo dựng tiền đề và cơ sở để nền công nghiệp ngày càng phát triển hơn. 

Năm 1876, Paul N. Jablochkoff, đã phát minh ra đèn hồ quang cải tiến (ngọn nến điện) sử dụng dòng điện xoay chiều. Năm 1878, Charles F. Brush ở Ohio đã phát minh ra bóng đèn dòng điện một chiều. Phát minh của Faraday về thiết bị quay điện tử là nền tảng của việc sử dụng điện trong thực tế công nghệ. Nhà máy điện hiện tại đầu tiên trên thế giới được xây dựng bởi kỹ sư điện người Anh Sebastian de Ferranti.Điện khí hóa được gọi là “thành tựu kỹ thuật quan trọng nhất của thế kỷ 20”.

Máy làm giấy đầu tiên là máy Fourdrinier, được chế tạo bởi Sealy và Henry Fourdrinier, những người đóng quân ở London. Vào những năm 1840, Charles Fenerty ở Nova Scotia và Friedrich Gottlob Keller ở Sachsen đều đã phát minh ra một chiếc máy thành công chiết xuất sợi từ gỗ để làm giấy. 

Năm 1876, Alexander Graham Bell, đã phát minh ra một thiết bị gọi là "điện thoại". Những thí nghiệm của ông với âm thanh, giúp cho người điếc giao tiếp, dẫn đến việc phát minh ra điện thoại.

Quy trình Bessemer, do Henry Bessemer phát minh, cho phép sản xuất hàng loạt thép, tăng quy mô và tốc độ sản xuất vật liệu quan trọng này, đồng thời giảm yêu cầu lao động. 

Kỹ thuật in ấn tang quay dẫn động bằng năng lượng hơi nước, một phát minh từ nhiều thập kỷ trước. Kỹ thuật này được phát triển là kết quả của phát minh máy sản xuất giấy cuộn từ đầu của thế kỷ 19.

- Tác động : 

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã nâng cao hơn nữa năng suất lao động, tiếp tục thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ, thương mại, đồng thời dẫn đến quá trình đô thị hoá.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã làm thay đổi về sức mạnh và tương quan lực lượng, làm gia tăng mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển, từ đó dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 -1918) và cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đòi phân chia lại thuộc địa.

Xuân Công nghệ - Mở mang trí tuệ là chuỗi bài viết do đội hình Xuân Công nghệ thuộc Chiến dịch Xuân Tình Nguyện 2022 bắt đầu thực hiện và được tiếp tục kế thừa thực hiện tại Chiến dịch Xuân Tình Nguyện 2023. Với mục đích giới thiệu đến với các bạn sinh viên những công nghệ, phần mềm thú vị, độc đáo nhưng không kém phần bổ ích. Hy vọng những gợi ý này có thể giúp các bạn biết thêm nhiều tri thức mới, quản lý tài nguyên hiệu quả, khởi đầu một mùa xuân mới thật năng suất nhé 

Thông tin chi tiết: https://www.facebook.com/tuoitre.uit/posts/pfbid02aVGXL5BU9HFRxh627KJq81oJHWswQG16yeYFwpioNi5tSqbooi5xDcoFbc5pJUmPl

Hải Băng - Cộng tác viên Truyền thông trường Đại học Công nghệ Thông tin